Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Bài 1: "Ảnh Hưởng Như Khuôn Đúc"


Bài 1:
Ảnh hưởng như khuôn đúc
Phần giới thiệu
Loạt bài nầy về đời sống của Êlisê hình thành phần nối theo loạt bài: “Nghiên cứu đời sống của Êli”. Phần nghiên cứu của chúng ta về Êlisê bắt đầu nơi phần kết chức vụ của Êli. I Các Vua 19 mô tả sự kêu gọi của Êlisê khi chiếc áo choàng của Êli rơi trúng người học trò trẻ tuổi của ông, trở thành người kế tục ông. II Các Vua 2:1-11 mô tả phần chuyển giao của Êli, với Êlisê thật trung tín theo sát bên cạnh ông. Về một nghiên cứu trọn vẹn đời sống của Êlisê, làm ơn xem các bài học 17-19 trong loạt bài Êli.
Trước khi bước vào câu chuyện nói về Êlisê và chức vụ của ông trong xứ Israel, cần phải xem qua nội dung lịch sử và bối cảnh mà người của Đức Chúa Trời như Êlisê đã bước vào vì cấu trúc của tài liệu lịch sử nầy là dành cho toàn bộ phần nghiên cứu về Êlisê và phần ứng dụng tài liệu ấy, vì chẳng một ai trong chúng ta sống và phục vụ trong sự xa vời cả. Chúng ta đang sống trong những điều kiện thực sự thế gian, chúng ta cần tới đức tin và bổn tánh giống như Đấng Christ ngay giữa các điều kiện ấy nếu chúng ta muốn được đại dụng như hàng tôi tớ của Đức Chúa Trời trong lịch sử.
Các chương cuối cùng của I Các Vua chú trọng vào những ngày sau cùng và cái chết của Vua Aháp đồi bại và sự nối ngôi của con ông ta là Achaxia. Quyển sách kết thúc với phần lưu ý đáng buồn  nầy:
I Các Vua 22:51-53: “Năm thứ bảy đời Giôsaphát, vua Giuđa, thì Achaxia, con trai Aháp, lên ngôi làm vua Ysơraên tại Samari, và cai trị hai năm. Người làm điều ác trước mặt Đức Giêhôva, đi theo con đường của cha và mẹ mình, cùng theo đường của Giêrôbôam, con trai của Nêbát, là người xui cho Ysơraên phạm tội. Người hầu việc Baanh và thờ lạy nó, chọc giận Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên, cứ the mọi sự cha người đã làm”.

Chương thứ nhứt của II Các Vua nói tới câu chuyện về sự trị vì của Achaxia, nó còn bao gồm luôn các chi tiết quan trọng liên quan tới những ngày tháng sau cùng trong cuộc đời và chức vụ của Êli, là vị tiên tri cũng phục sự người con đồi bại của Aháp, là Achaxia. Giống như cha mình, Achaxia đã lao vào sự thờ lạy thần Baal-Melqart, là thần mà người ta tin là thần bão và thần trúng mùa, một sự giả dối đã bị tiên tri Êli vạch trần qua nạn đói và thử thách trên Núi Cạtmên (I Các Vua 18:20-40). Baal-Melqart là hệ thống thờ lạy hình tượng do Giêsabên khuyến khích, người đờn bà đê tiện nầy, tên của bà ta đã trở nên đồng nghĩa với sự bội đạo và tội ác (đối chiếu Khải huyền 2:20).
Wood viết:
Cái chạm chính của Êli trên Israel, như đã được dự trù, nhắm vào sự chống đối quyết liệt của ông đối với sự thờ lạy hình tượng thần Baal-Melqart do  Giêsabên khyến khích. Ảnh hưởng hoàn toàn của ông khó mà ước tính được, nhưng chắc chắn là rất đáng kể. Như đã được lưu ý, sẽ là trầm trọng hơn nếu ông không bỏ chạy khi Giêsabên đe doạ ông; thế nhưng vẫn còn có tác động của nạn đói kém, sự thử nghiệm trên Núi Cạtmên, và chức vụ trung tín sau đó cùng với Êlisê đã để lại những kết quả lâu dài. Hệ thống giao thông hào của sự thờ lạy Baal trong sinh hoạt của người Israel sẽ ngày càng sâu đậm hơn nếu Êli  không còn sống và đã làm như ông đã làm.
Chính trong bối cảnh nầy mà Êlisê đã bước vào. Bối cảnh ấy như thế nào? Ngay chương đầu tiên đã tỏ ra bầu không khí và tình trạng ghê khiếp của dân tộc. Đây là thời điểm mà con người và thậm chí cả cấp lãnh đạo đất nước, như chúng ta thấy rất thường có trong thời buổi của chúng ta, họ đang hướng vào những sự trông cậy hư không nơi hệ thống thờ lạy hình tượng của thần Baal. Trong thời của Êlisê, đó là hệ thống thờ lạy hình tượng của thần Baal. Từ ngữ “baal”, có nghĩa là “chúa” hay “chồng”, tương đương với phần phân tích thờ lạy hình tượng là tà dâm thuộc linh.
Baal là danh xưng Canaan nói tới Hadad thần của người Syri, được coi là thần bão và chiến tranh. Biểu tượng cho hệ thống nầy thường là con bò đực được đặt đứng với vóc dáng hùng dũng và mạnh sức. Hệ thống nầy được đánh dấu với một số đặc trưng, ba trong số các đặc trưng nầy có một số điểm tương đồng khá thú vị với xã hội chúng ta khi chúng ta xa rời khỏi cơ nghiệp Cơ đốc  và theo Kinh thánh của chúng ta. Ba đặc trưng nổi bật nầy là: (a) dâng con trẻ làm của lễ thiêu (đối chiếu II Các Vua 16:1-4; 23:10; Giêrêmi 32:33-35; Lêvi ký 18:21), đem sánh với sự phá thai trong nước Mỹ ngày nay; (b) tình trạng đồng tính luyến ái với các linh mục bán nam bán nữ (điều nầy hiện đang có ở nước Mỹ); và (c) sau cùng, đã có phần chú trọng về sinh thái với thái độ nương cậy của họ vào thần Baal như thần mùa màng và thịnh vượng – giống như nước Mỹ đang nương cậy vào con người – lập ra các giải pháp cho sức mạnh và sự thịnh vượng của nó. Baal cũng được tán thành với quyền phép chữa lành. Nhưng thay vì hướng về Đức Chúa Trời của Israel là Đấng đã tỏ mình ra thật lạ lùng qua Ngôi Lời và qua chức vụ của Êli, họ lại hướng sang hình tượng của Baal-zebub (“Chúa của loài ruồi”) có lẽ từ nầy tiêu biểu cho một sự thay đổi như một cách nói chế giễu từ Baal-zebul, chữ nầy có nghĩa là “chúa tể Baal” hay “Chúa được chúc tôn”.
Ngay trong chương đầu tiên nầy, chúng ta thấy Achaxia, chắc chắn tiêu biểu cho toàn bộ dân sự, đang tìm kiếm sự cứu giúp và các giải pháp cho những nan đề và nhu cần về sự sống từ Baal thay vì hướng vào Lời của Đức Giêhôva qua môi miệng của các tiên tri Ngài hay qua luật pháp của Môise (đối chiếu II Các Vua 2:1-18). Lời lẽ của Êsai đã nhắc cho tôi nhớ đến dân Giuđa, họ đang hướng vào các tay tâm linh thờ lạy hình tượng trong thời của ông:
Êsai 8:16-20: “Ngươi hãy gói lời chứng nầy, niêm phong luật pháp nầy trong môn đồ ta! Tôi trông đợi Đức Giêhôva, là Đấng ẩn mặt Ngài khỏi nhà Giacốp, tôi vẫn ngóng trông Ngài! Nầy, tôi đây, với con cái mà Đức Giêhôva đã ban cho tôi, là dấu và điềm trong Ysơraên, bởi Đức Giêhôva vạn quân ngự trên núi Siôn. Nếu có ai bảo các ngươi: Hãy cầu hỏi đồng bóng và thầy bói, là kẻ nói rúi rít líu lo, thì hãy đáp rằng: Một dân tộc há chẳng nên cầu hỏi Đức Chúa Trời mình sao? Há lại vì người sống mà hỏi kẻ chết sao? Hãy theo luật pháp và lời chứng! Nếu dân chẳng nói như vậy, chắc sẽ chẳng có rạng đông cho nó”.
Điêu nầy luôn luôn là những vấn đề chính cho các sứ giả của Lời Đức Chúa Trời và cho dân sự của một nước. Có phải chúng ta lo công bố Lời Đức Chúa Trời và lắng nghe sứ điệp của Lời ấy, hay chúng ta sẽ nghe theo các sứ điệp do con người làm ra và rất năng động trong thế gian? Đây là vấn đề quan trọng đã đối mặt cả với Êli và Êlisê trong vai trò tiên tri của Đức Chúa Trời. II Các Vua 1:3 nói rõ ràng về điều nầy bởi sứ điệp mà thiên sứ của Đức Giêhôva đã truyền cho Êli phải nói với Achaxia: “Trong Ysơraên há không có Đức Chúa Trời sao, nên ngươi đi cầu vấn Baanh Xêbụt, thần của Écrôn?”
Tôi cầu nguyện rằng chúng ta không bỏ qua phần mở đầu nầy, vì đây là phần kết thúc chức vụ của Êli và là phần mở đầu chức vụ của Êlisê. Đây là một trong những vấn đề quan trọng nếu không phải là vấn đề quan trọng trong Hội thánh ngày nay và cũng như cho xứ sở của chúng ta. Chúng ta có xu hướng nghe theo từng giọng nói khác hơn giọng nói của Đức Chúa Trời, là kinh điển của Kinh thánh, là Kinh thánh. Thực như thế, khi Chúa đến trong bối cảnh và trong chức vụ của Phaolô, chúng ta đang sống trong thời buổi mà dân sự đang xu hướng vào kinh nghiệm của con người và vào hiện tượng đầy phấn khích (như đã được thấy qua phong trào chữa lành bằng phép lạ) hơn xu hướng vào Ngôi Lời và sự giải bày của Lời ấy.
Một trong những điều tôi quan tâm nhiều, ấy là khi Ngôi Lời được rao giảng, thường thì Lời ấy bị các nhà truyền đạo lạm dụng để cho dân sự không thực sự tiếp nhận được Lời đến từ Đức Chúa Trời. Tôi thường nghe những người nổi tiếng “triết lý” hơn là “giải bày” hầu làm cho đầy lịch làm việc của họ. Hội thánh đã có rất nhiều sứ điệp đem lại ít sự suy gẫm hơn hoặc các bài giảng theo đề tài ít nhiều gì cũng có sự nối kết với một mệnh đề, một khúc, một câu Kinh thánh, hay một tập hợp nhiều câu khác nhau. Như có người đã nói như sau: “đây là `bài giảng kiểu thuyết giáo’ nó tạo ra ‘loại Cơ đốc nhân thuyết giáo’”.
Rõ ràng, điều cần thiết là loại sứ điệp kiểu giải bày phải đi từ phân đoạn Kinh thánh theo văn mạch, đến phần giải bày phân đoạn đó không nhắm vào các nhu cần bức thiết của những người nam người nữ đang cần nghe theo các nguyên tắc và lời hứa của Đức Chúa Trời, khi họ cẩn thận kết từng câu trong sự nghiên cứu phân đoạn. Đây là điều mà Đức Chúa Trời đã đưa uy quyền của Đức Chúa Trời vào trong sứ điệp và cung ứng cho nó tính thiết thực.
Như Walter Kaiser cảnh cáo trong quyển sách “Toward an Exegetical Theology”, chúng ta phải coi chừng: “. . . đừng pha trộn Ngôi Lời với những yếu tố lạ như tôn giáo trong dân gian, triết lý hiện hành, các trường tâm lý, những sát nhập về mặt chính trị, và sự ưa chuộng cá nhân” Muốn được như thế, Kaiser tiếp tục chỉ ra: “thì phải lấy Lời quyền phép của Đức Chúa Trời rồi làm cho nó ra vô hiệu quả, yếu đuối, và bị khinh dễ trong con mắt của những người đương thời của chúng ta”.
Vào năm 1742 John Albert Bengel đã lưu ý: “Kinh thánh là nền tảng của Hội thánh: Hội thánh là người canh giữ của Kinh thánh. Khi Hội thánh ở trong chỗ mạnh mẽ, sự sáng của Kinh thánh chiếu ra sự rực rỡ; khi Hội thánh bịnh hoạn, Kinh thánh do sự chễnh mãng bị bào mòn; và khi việc nầy xảy ra, hình thức bề ngoài của Kinh thánh và hình thức bề ngoài của Hội thánh, thường tỏ ra nét mạnh mẽ hay nét yếu đuối, bịnh hoạn; và giống như một luật lệ chung nhất, Kinh thánh bị đối xử như thế nào thì sẽ tương đương với tình trạng của Hội thánh cũng một thể ấy”.
Bất cứ lúc nào xã hội xây khỏi các tiêu chuẩn tuyệt đối của Ngôi Lời, như Isarel đã mắc phải dưới quyền lãnh đạo tồi tệ của các vua thuộc những chi phái phía Bắc Israel, quí vị bắt đầu nghe thấy từ: “khủng hoảng” ngay. Một xã hội như thế đang khởi sự đối diện với hết cơn khủng hoảng nầy tới cơn khủng hoảng khác.
Trong một thế giới phải lo xử lý từng ngày với hết cơn khủng hoảng nầy tới cơn khủng hoảng khác trong từng phương diện sinh hoạt của nó, thì xã hội ấy chẳng hề bị sốc khi nghe thấy cơn khủng hoảng khác vừa được công bố ra: một cơn khủng hoảng trong thần học bình luận Kinh thánh. Chúng ta đã cảnh báo rồi về những cơn khủng hoảng  trong thần học có hệ thống và thần học theo Kinh thánh, và về sự thiếu hiểu biết mọi nội dung của Kinh thánh.
Vì thế, rõ ràng có cùng một việc đã được nói ra và tồn tại trong lãnh vực của chức năng lãnh đạo và ảnh hưởng mà chúng ta mỗi người đều gặp phải trong địa vị tín đồ. Trong quyển: The Making of a Christian Leader”, Ted Engstrom viết:
“Quốc gia của chúng ta và thế giới ngày nay phải đối mặt với những nan đề dường như khó vượt qua. Các vấn đề an ninh và phòng thủ đang lâm vào chỗ loạng choạng. Hầu hết, lớp thanh niên, cấp lãnh đạo trong tương lai, đều hoảng loạn, thờ ơ, và lắm ngao ngán. Đạo đức rơi vào mức thấp kém nhất. Các tiêu chuẩn đạo đức gần như chẳng còn tồn tại nữa. Nợ nần cấp quốc gia ngày càng tăng, có nhiều nước phải phá sản, nhiều thành thị gặp rắc rối lớn về tài chính, và tình trạng mất ổn định về mặt kinh tế đang tạo ra nhiều báo động khi mỗi ngày trôi qua. Ở giữa các bối cảnh không hay nầy, thế hệ chúng ta đang đối mặt với một vấn đề gần như rất trầm trọng: một cơn khủng hoảng về cấp lãnh đạo”.
Lại có một từ “khủng hoảng” nữa và trong sự nối kết với chức năng lãnh đạo đã là vấn đề trong thời của Êlisê. Tính chất của cấp lãnh đạo cùng tình trạng hiệu quả của chức năng ấy đang dãy chết; chúng ta đang cần một sự tái đầu tư vào việc theo đuổi các đức tính hình thành nền tảng cho chức năng lãnh đạo theo Kinh thánh. Hãy lưu ý tôi đã nói, nền tảng và nền tảng đó chẳng có gì khác hơn sự giải bày Kinh thánh thật rõ ràng hầu cho nhiều người nam và người nữ nghe theo sứ điệp của Đức Chúa Trời và nhìn thấy sứ điệp ấy được mở ra từ Ngôi Lời. Trong một thời kỳ khi nhà Giuđa, Vương quốc phía Nam, đã từ bỏ Chúa và xây khỏi Ngài (Êsai 1:4), tiên tri Êsai đã nói thẳng với cấp lãnh đạo của xứ sở như sau:
Êsai 1:10: “Hỡi các quan trưởng Sôđôm, hãy nghe lời của Đức Giêhôva. Hỡi dân Gômôrơ, hãy để tai vào luật pháp của Đức Chúa Trời chúng ta!”
Đâu là vấn đề và đâu là nhu cầu? Lắng nghe Lời của Đức Giêhôva! Hãy chú ý về sau ông đã mô tả những điều xảy ra cho cấp lãnh đạo xứ sở và với dân sự của xứ ấy khi họ thất bại khôngchịu nghe theo và áp dụng Lời của Đức Chúa Trời. Ông mô tả họ như “trai trẻ” và như “con nít” (Êsai 3:4). Nếu đây không phải là một sự giải thích về chức năng lãnh đạo của chúng ta ngày nay, tôi không biết đấy là gì nữa!
Kế đó, trong II Các Vua 2, chúng ta có câu chuyện nói về sự chuyển giao của Êli, ở đây cũng bắt đầu chức vụ của Êlisê. Thực ra, phần lớn chủ đề của 10 chương đầu tiên của II Các Vua đều xử lý với chức vụ của Êlisê, người kế tục của Êli. Thế nhưng cả hai vị tiên tri nầy phải phục sự trong những thời điểm thật trì trệ của xứ sở, một thời buổi rất giống với tình trạng thuộc linh, đạo đức và chính trị của chúng ta.
Như chúng ta có thể thấy, khi bước từ chức vụ của Êli sang chức vụ của Êlisê, chúng ta chứng kiến một sự biến chuyển đã diễn ra trong lịch sử của Israel.
(1) Có một sự thay đổi nơi các tiên tri, chúng ta chuyển từ Êli sang Êlisê.
(2) Có một sự thay đổi nơi sách vỡ, chúng ta chuyển từ I Các Vua sang II Các Vua.
(3) Có một sự thay đổi nơi các vua, chúng ta chuyển từ Aháp sang Achaxia, con của Aháp.
I và II Các Vua cung ứng cho chúng ta một phần lịch sử của các vua trong Israel. Đây là câu chuyện nói tới sự chuyển biến, nhưng thật không may, đây là chuyển biến sự đồi bại liên tục từ một cấp độ thấp sang một cấp độ thấp khác với ngoại lệ: có một vài cơn phấn hưng đã diễn ra ở Vương quốc phía Nam.
Trước khi chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu của chúng ta về đời sống và chức vụ của Êlisê, và vì hai vị tiên tri nầy và các vị tiên tri khác trong thời buổi đó đã phục vụ trong lúc suy đồi về đạo đức và về thuộc linh, tôi muốn nhắm vào hai vấn đề và những bài học mà chúng ta có thể tiếp thu chỉ bằng cách lưu ý một số đặc điểm chính trong bức tranh lịch sử mà Đức Chúa Trời đã tô vẽ cho chúng ta thấy trong lịch sử đất nước Israel.
Câu chuyện tai họa
Hãy lưu ý rằng II Các Vua mở đầu với phần chuyển giao của Êli, nhưng nó kết thúc với sự trục xuất những người Do thái phu tù ra khỏi Vương quốc phía Nam sang Babylôn. Sự trục xuất nầy theo sau sự trục xuất những người Do thái phu tù ở Vương quốc phía Bắc bởi người Asiri. Đây là một câu chuyện tai hoạ ghê gớm nhất, không những vì sự sụp đổ của một quốc gia, mà vì dân nầy là tuyển dân của Đức Chúa Trời, họ được kêu gọi, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, để mang lại sự tái sanh và sự chiếu sáng thuộc linh trên các nước (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 19:4-6; Phục truyền luật lệ ký 4:4-10). Tuy nhiên, thay vì là như thế, Israel đã bị các nước ảnh hưởng; họ ngày càng lún sâu vào sự đồi bại về mặt thuộc linh là sa sút về mặt đạo đức đến nỗi Đức Giêhôva phải hành động trong sự phán xét nghịch lại dân sự Ngài y như Ngài đã cảnh cáo họ trong Phục truyền luật lệ ký 28-30.
Chúng ta hãy ôn lại trong một phút để thấy được cả bức tranh lớn:
I Samuên là Sách nới tới sự chuyển biến – từ thần quyền sang quân chủ. Từ Samuên, vị quan xét sau cùng, sang Saulơ, vị vua đầu tiên, và kế đó đến việc xức dầu cho David và sự trị vì của người.
II Samuên là Sách thuật lại sự trị vì của David – sách nầy cung ứng cho chúng ta câu chuyện nói tới sự đắc thắng và các rối rắm của David.
I Các Vua là Sách nói tới sự rối loạn – sau cái chết của con trai David, Solomon, Vương quốc bị chia ra làm hai, 10 chi phái dựng nên Vương quốc phía Bắc, và Vương quốc phía Nam gồm hai chi phái Giuđa và Bêngiamin.
II Các Vua là Sách nói tới sự tản lạc – sách nầy luôn luôn được ghi nhớ là sách mà ở đó chúng ta  nhìn thấy dân sự Đức Chúa Trời bị dời ra khỏi xứ sở của họ và, mặc dù một số dân sót sẽ trở về 70 năm sau cuộc phu tù ở Babylôn, II Các Vua là một câu chuyện nói tới thảm hoạ và thất bại. Khi chúng ta đọc sách nầy, chúng ta sẽ được nhắc nhớ tới Châm ngôn 13:15: “Song con đường kẻ phạm tội [bất trung] lấy làm khốn cực thay” hay Châm ngôn 14:12: “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; Nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết”.
J. Sidlow Baxter kéo sự chú ý của chúng ta vào một số câu cách ngôn: “Sai lầm không thể bào chữa được đem lại cơn thạnh nộ không thể tránh được. Đặc ân bị lạm dụng phải gánh chịu hình phạt ngày càng thêm. Càng lún sâu vào tội lỗi, thì gáng nặng càng tăng thêm. Người ta có thể kháng cự sự chỉnh đốn, nhưng không thể né tránh sự báo trả được”.
Trong cách nói nầy, chúng ta nhìn thấy luật gieo và gặt: “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy” (Galati 6:7).
Trong nhiều phương thức, I và II Samuên và I và II Các Vua là một câu chuyện nói tới các vua và ảnh hưởng họ đã có trên dân sự của họ và trên Vương quốc mà họ đã cai trị. Đây là câu chuyện nói tới chức năng lãnh đạo hay, trong hầu hết các trường hợp, cấp lãnh đạo đã thất bại và chức năng làm cha làm mẹ đã thất bại. Ở Vương quốc phía nam xứ Giuđa đã có một vài vị vua nhơn đức, họ đã đem lại cơn phấn hưng như Giôsia và Êxêchia, nhưng ở Vương quốc phía Bắc, Kinh thánh nói tới từng vị vua ở đó rằng họ đã làm điều ác – với một nhà vua ngoại lệ, Salum là người đã trị vì đúng một tháng. Thực ra, 23 lần trong I và II Các Vua chúng ta đọc thấy câu nầy “người làm điều ác trước mặt Đức Giêhôva”. Và gần như trong mỗi trường hợp câu nầy có gắn liền với các tổ phụ đi trước họ với câu nói như: “theo mọi điều mà cha người đã làm” hay “theo cách của cha người” hoặc “còn hơn cha người đã làm nữa”.
Hai vị vua được đem đối chiếu
Thật là thú vị và được soi sáng khi trong lịch sử của các vua của hai Vương quốc, Ysơraên và Giuđa, có hai người được đưa ra như những tiêu chuẩn về ảnh hưởng và tầm quan trọng.
David – một tiêu chuẩn tích cực
Trong trường hợp của các vua xứ Giuđa, đây là điều rất quan trọng: David là tiêu chuẩn theo đó bản chất của họ được đánh giá. Mỗi vị vua được đánh giá bằng tấm gương David. Chúng ta đọc thấy nhiều lần câu nầy:
I Các Vua 11:4: “Đối cùng Giêhôva Đức Chúa Trời mình, lòng người chẳng trọn lành như thể lòng của Đavít, là cha người” (cũng đối chiếu  các câu 6, 33, 38).
I Các Vua 14:8: “nhưng ngươi không bắt chước David, kẻ tôi tớ ta; . . .”
I Các Vua 15:11: “Asa làm điều thiện trước mặt Đức Giêhôva, y như Đavít, tổ phụ người, đã làm”.
Đây là lời nói biểu lộ lòng tôn kính to tát dành cho David. Bất chấp những tội lỗi làm hại đời sống của ông, Kinh thánh nhắc cho chúng ta nhớ ông là người vừa lòng Đức Chúa Trời (I Samuên 13:22; Công vụ các sứ đồ 13:22). Ông đã được dựng lên như một tấm gương. Tại sao vậy? Vì ông tin cậy nơi Chúa, không những vì tính ngay thẳng của ông (nói chung chung), vì tính ganh tỵ của ông đối với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, vì sự hiểu biết của ông về ân điển của Đức Chúa Trời, mà còn vì tình cảm và sự tôn sùng của ông đối với Lời Đức Chúa Trời nữa (Thi thiên 138:2; 19:7-14).
Giêrôbôam – một tiêu chuẩn tiêu cực
Nhưng cũng rất là quan trọng khi lưu ý trong trường hợp các vua Ysơraên, chúng ta có tiêu chuẩn tiêu cực khi đem so sánh. Như David là tiêu chuẩn hay mẫu mực đạo đức, Giêrôbôam, người đầu tiên chiếm ngai vàng của Vương quốc phía Bắc, đã trở thành tiêu chuẩn hay mẫu mực của điều ác phủ bóng của nó khắp trên các vị vua của Vương quốc phía Nam. Tấm bia mộ của Giêrôbôam đã ghi những lời nầy, được thấy trong I Các Vua ở phần kết cuộc đời sống của ông:
I Các Vua 14:16: “Vì cớ tội Giêrôbôam đã phạm, tức tội khiến cho dân Ysơraên can phạm nên Đức Giêhôva sẽ phó Ysơraên vào tay thù nghịch”.
Vì vậy, nhiều lần trong tường trình về các vua ở Vương quốc phía Bắc, Giêrôbôam bị chỉ ra như một ảnh hưởng xấu và như một mẫu mực xấu xa mà các vị vua đã noi theo. Thực ra, những câu nói nhất định đã trở thành một điệp khúc thường trực trong I và II Các Vua, tỉ như: I Các Vua 15:34: “Người làm điều ác trước mặt Đức Giêhôva, đi theo đường của Giêrôbôam, và tội lỗi mà Giêrôbôam đã phạm làm cho Ysơraên cũng phạm tội”. Mười lăm trong 18 vị vua đã noi theo đường của Giêrôbôam, Kinh thánh nói rằng họ đã làm điều ác theo gương của Giêrôbôam, con trai của Nêbát, là người đã gây cho Israel phạm tội. Các tham khảo như: Nađáp (I Các Vua 15:25), Baêsa (15:33), Ximri (16:18); Ômri (16:25-26), Aháp  (21:31), Achaxia (22:52); Giôram (II Các Vua 3:1-2), Giêhu (10:31), Giôacha (13:1), Giôách (13:10), Giêrôbôam II (14:23), Xachari (15:8), Mênahem (15:17), Phêcahia (15:23), Phêca (15:27).
Như vậy, từng vị vua trong hai vị vua nầy, là David và Giêrôbôam, đã phủ bóng của họ trên các vua nối theo sau họ, một vua nhơn đức và một vua gian ác.
Hai vị tiên tri được đem so sánh
Êli và Êlisê tạo ra bóng ảnh hưởng lâu dài, lo công bố cho người khác biết sự thực hữu, quyền năng, sự thánh khiết, tình yêu, ân điển, và lòng thương xót của Đức Chúa Trời của Israel là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhất. Tuy nhiên, dù Êlisê là người học việc của Êli, hai vị tiên tri nầy rất khác biệt trong chức vụ của họ và trong phương thức Đức Chúa Trời sử dụng họ. Cả hai đều là người có tư chất tin kính và đức tin, họ đã đứng vững chắc trên Lời của Đức Chúa Trời. Trong trường hợp nầy, Êlisê rất giống với thầy của mình (Luca 6:40), nhưng giống như thầy của ông, ông mong đợi nhân cách mà Đức Chúa Trời đã dựng nên trong hết thảy chúng ta, Êli đã không tìm cách tạo ra một Êli khác theo đúng tánh khí và nhân cách. Chúng ta hãy so sánh họ một cách ngắn gọn và khi chúng ta so sánh, chúng ta hãy nhớ tới lẽ thật sau đây:
I Côrinhtô 3:4-9: “Có người thì nói: Ta là môn đồ của Phaolô; kẻ thì rằng: Ta là của Abôlô, vậy anh em há chẳng phải là người cũng như kẻ khác sao? Thế thì, Abôlô là ai, và Phaolô là ai? Ấy là kẻ tôi tớ, mà bởi kẻ đó anh em đã tin cậy, y theo Chúa đã ban cho mọi người. Tôi đã trồng, Abôlô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên. Vậy, người trồng kẻ tưới, đều không ra gì, song Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên. Người trồng, kẻ tưới, đều bằng nhau; ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm. Vả, chúng tôi là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời; anh em là ruộng Đức Chúa Trời cày, nhà của Đức Chúa Trời xây”.
Các phép lạ của họ được đem so sánh:
Các phép lạ của Êli
(1) Công bố một cơn hạn hán (I Các Vua 17:1)
(2) Làm cho bột và dầu của bà goá phụ ra nhiều thêm (I Các Vua 17:7-16)
(3) Làm cho con trai bà goá kia sống lại (I Các Vua 17:17-24)
(4) Gọi lửa giáng xuống từ trời (I Các Vua 18:1-40)
(5) Cầu mưa lớn (I Các Vua 18:41-45)
(6) Chạy trước xe ngựa (I Các Vua 18:46)
(7) Nói trước cái chết của Achaxia (II Các Vua 1:1-2)
(8) Người của Achaxia bị giết bằng lửa giáng xuống từ trời (II Các Vua 1:9-17)
(9) Chia hai dòng sông Giôđanh (II Các Vua 2:1-8)
Các phép lạ của Êlisê
(1) Chia hai dòng sông Giôđanh (II Các Vua 2:13-14)
(2) Làm cho  dòng suối ở thành Giêricô uống được (II Các Vua 2:19-22)
(3) Sai gấu trừng phạt những kẻ trẻ tuổi bất kỉnh (II Các Vua 2:23-25)
(4) Làm nước lũ gây rối dân Môáp (II Các Vua 3:1-27)
(5) Làm cho dầu của bà goá được nhiều thêm (II Các Vua 4:1-7)
(6) Người đờn bà Sunem có thai một con trai (II Các Vua 4:8-17)
(7) Làm cho con trai người nữ Sunem sống lại (II Các Vua 4:18-37)
(8) Chữa lành nồi canh độc (II Các Vua 4:38-44)
(9) Chữa lành bịnh phung của Naaman (II Các Vua 5:1-14)
(10) Ghêhaxi bị mắc bịnh phung (II Các Vua  5:15-27)
(11) Làm cho lưỡi búa nổi lên (II Các Vua 6:1-7)
(12) Làm cho tên tôi tớ thấy được điều không thấy được (II Các Vua 6:16-17)
(13) Làm cho quân đội Syri bị mù (II Các Vua  6:8-23)
(14) Hài cốt của ông làm cho một kẻ chết sống lại (II Các Vua 13:20-21)
Êlisê đã làm ra nhiều phép lạ, nhưng chúng không công khai bằng một số phép lạ mà Êli đã làm.
Chức vụ của họ được đem so sánh
Cả hai vị tiên tri đều giống nhau trong mục đích chung: kháng cự hệ thống thờ lạy thần Baal và bày tỏ ra qua các phép lạ và chức vụ của họ Đức Chúa Trời chơn thật duy nhất là Đức Chúa Trời của Israel. Irving Jensen có một tóm tắt rất hay về các khác biệt trong chức vụ của họ. Ông viết:
“Êli được để ý ở các hành động quan trọng ở chỗ công cộng, trong khi Êlisê được phân biệt bởi một số lớn phép lạ mà ông đã làm, phần nhiều trong số đó vì những nhu cần cá nhân. Chức vụ của Êli đã nhấn mạnh luật pháp, sự phán xét, và tính nghiêm khắc của Đức Chúa Trời. Êlisê đã bổ sung điều nầy bằng cách tỏ ra ân điển, tình yêu thương và tánh mềm mại của Đức Chúa Trời. Êli thì giống như Giăng Báptít, sấm sét trong sứ điệp nói tới sự ăn năn tội. Êlisê thì giống như Đấng Christ, lo làm ra những việc tử tế, và qua việc làm ra các phép lạ chứng thực rằng lời nói của các vị tiên tri đều đến từ Đức Chúa Trời”.
Trong việc so sánh phần chức vụ của hai vị tiên tri, Leon Wood thêm một vài tư tưởng tương tự và chói sáng:
“. . . Êlisê đã xuất thân từ một gia đình giàu có, vì khi lần đầu tiên Êli kêu gọi ông (I Các Vua 19:19) ông đang cày với một đội cày bò trong đám ruộng, ở đó 12 đôi cày khác cũng đang làm việc, do cha của ông làm chủ họ. Nếu thực vậy, ông đã được nắn đúc ngược lại với thầy mình là Êli, Êli vốn xuất thân từ khu vực nghèo khó trong xứ Galaát gần sa mạc. Còn quyết định của Êlisê đi theo Êli là quyết định dứt khoát và sau cùng. Ông đã giết đôi bò của mình để dọn một bữa tiệc chia tay với người thân và bạn bè của ông, và ông đã sử dụng cũi từ các thứ nông cụ làm nhiên liệu cho lửa” (I Các Vua 19:21).
Thời gian thi hành chức vụ của Êlisê đã kéo dài nhiều hơn thời gian phục vụ của Êli. Ông đã bắt đầu từ những năm đầu sớm sủa của Giôram, tiếp tục qua sự trị vì của Giêhu và Giôacha, và đã qua đời trong khi Giôách trị vì (II Các Vua 13:20), một thời kỳ khoảng 50 năm (khoảng năm 850 - 800). Mặc dù có có cùng các mục tiêu trong chức vụ của mình giống như Êli, tư thế của ông khi tiếp cận với họ có đôi chút khác biệt. Trong việc tránh sự chú ý của công chúng, Êlisê đã ở trong nhà của nhiều thành phố và thậm chí trong cung điện và thường đi kèm với các vị vua. Êli cũng là một nhân vật với nhiều tính khí, lúc thì can đảm mạnh mẽ hoặc lúc thì thất vọng muốn chết; còn Êlisê  thì tự chủ và kiên quyết, nơi ông không có sự tranh cãi cũng như chẳng có hờn mát trong sa mạc. Sự thể cho thấy rằng Êlisê vốn có lòng quan tâm đến mọi nhu cần của con người; vì phần nhiều trong các phép lạ của ông, một lần nữa khi đem đối chiếu với Êli, đã được làm ra để giúp đỡ, chữa lành, và nâng đỡ cho những ai mà ông gặp gỡ.
Một người thì xuất thân từ hoàn cảnh nghèo khó và người kia thì xuất thân từ một gia đình giàu có, tuy nhiên Đức Chúa Trời đã sử dụng cả hai và trong những chiều hướng khác nhau. Làm vậy, khiến cho cả hai người đều có kết quả trong chức vụ đặc biệt của họ, một khi đức tin và lòng tin cậy của họ đều đặt nơi Thân Vị và quyền phép của Đức Chúa Trời. Êli không che đậy cũng không xấu hổ về thân thế nghèo hèn của mình và Êlisê không nương cậy vào cũng không bị hư hỏng bởi sự giàu có trước kia của mình. Hơn thế nữa, rõ ràng là sự khác biệt nầy nơi phần thân thế của họ không ảnh hưởng đến mối tương giao của họ với nhau như thầy và trò vì mối thông công của họ được đặt trên mối giao thông và sự đầu phục của họ đối với Đức Giêhôva, sự kêu gọi và các mục tiêu của Ngài dành cho mỗi người, và lời của Ngài.
Phần ứng dụng
Có một số bài học quan trọng trong phần nghiên cứu nầy cho mỗi một người chúng ta.
Bài học 1: “Hết thảy chúng ta đang tạo ra những cái bóng khi chúng ta trải qua đời hiện tại nầy. Đúng như thân thể chúng ta tạo ra những cái bóng hoàn toàn vô tình, cũng một thể ấy chúng ta tiếp tục và hoàn toàn vô tình tạo ra cái bóng ảnh hưởng đạo đức và thuộc linh của chúng ta trên đời sống nhiều người khác”.
Bài học 2: “Chúng ta không thể tự dứt bỏ mình ra khỏi ảnh hưởng vô tình và thường không ý thức trên những người khác, hơn là thân thể mình có thể tự dứt ra khỏi cái bóng của chúng”. Chúng ta không thể lẫn tránh nguyên tắc của sự ảnh hưởng đó. Chúng ta không có một sự lựa chọn nào trong việc có một ảnh hưởng là một người làm cha làm mẹ, làm một trưởng lão, chấp sự, giáo viên Lớp Trường Chúa nhật, làm một người lân cận, hay làm một người bạn. Sự chọn lựa duy nhất của chúng ta là loại ảnh hưởng mà chúng ta đang có.
Bài học 3: “Vấn đề chúng ta có thể quyết định là loại bóng mà chúng ta đang tạo ra. Ảnh hưởng của chúng ta, hoàn toàn khác với bất kỳ lời nói nào ra từ môi miệng, có thể góp phần vào sự cứu rỗi đời đời hoặc sự nguyền rủa đời đời của những linh hồn khác” hay sự gây dựng hoặc tổn thương về mặt thuộc linh cho nhiều người khác.
Kinh thánh và cuộc sống dạy chúng ta biết gặt lấy những gì chúng ta gieo ra. Một trong những việc chúng ta gieo là một ảnh hưởng, và không một chỗ nào ảnh hưởng nầy bùng nổ cho bằng trong gia đình. Và cấp lãnh đạo của chúng ta xuất thân từ đâu? Họ xuất thân từ gia đình của chúng ta và từ cung cách sống dưới ảnh hưởng của chúng ta.
Mặc dù không còn sống nữa, mấy cái bóng của những kẻ vô tín như Voltaire, Dewey, và Huxley vẫn còn đeo bám đời sống chúng ta trong triết lý của thế giới loài người quanh chúng ta,   có phải không? Bóng của họ vẫn còn chuyển động một cách lặng lẽ và đe doạ thế gian trong các trường học, trong lãnh vực truyền thông, và trong giới cầm quyền của chúng ta. Tất nhiên cũng một ảnh hưởng đó áp dụng cho những người như Luther, Calvin, George Washington, George Whitefield, Moody, và Spurgeon.
Có người nghĩ điều nầy áp dụng nhiều vào hạng người nổi bật trong xã hội cùng hết thảy những ai được nhắc tới ở trên đang có mặt trong phạm trù đó. Chúng ta sẽ nghĩ: ảnh hưởng của chúng ta thì rất nhỏ và ảnh hưởng ấy không nhất thiết áp dụng cho chúng ta. Nhưng quan điểm đó hoàn toàn sai. Thí dụ, hãy xét xem cái bóng tồi tàn của Adolph Hitler. Chúng ta cần phải nhớ rằng cái bóng của Hitler gồm có nhiều cái bóng của một số người khác, tên tuổi của họ sẽ không bao giờ được thổ lộ, vì là người đã ảnh hưởng Hitler trong những năm đầu đời của ông ta. Cũng hãy suy nghĩ về những người đã ảnh hưởng đời sống của Wesley, giống như mẹ của họ, là Susanna. Quí vị thấy đấy, chúng ta không bao giờ biết khi nào chúng ta ảnh hưởng vào người khác (một đứa con trai, một đứa con gái, một người lân cận, một môn đồ) sẽ đổi họ thành một Moody hay một Hitler. Phần nhiều đều nương cậy vào loại bóng ảnh hưởng mà chúng ta đang tạo ra.
Bài học 4: Khác hơn việc tạo ra một cái bóng ảnh hưởng khuyến khích bổn tánh giống như Đấng Christ nơi nhiều người khác, chúng ta phải học biết tôn trọng những điểm khác biệt hay nhân cách tin kính của nhiều người khác và đừng ra sức đổ chúng vào lớp đất mùn của chúng ta hoặc mong cấp lãnh đạo khác sống giống y như người biết đối xử tốt với chúng ta, nghĩa là, bị dính dáng vào các trò chơi đời nầy chuyên ví sánh cấp lãnh đạo nầy nghịch lại cấp lãnh đạo khác như đã có tại Hội thánh thành Côrinhtô (I Côrinhtô 3:1-9; 4:1-16; II Côrinhtô 10:1-10) và như chúng ta đang nhìn thấy thường rất xảy ra hôm nay.

***